Huyện miền núi Nam Giang tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội

Thứ ba, 06/02/2024 18:57
0:00/ 0:00
Giọng nam
  • Giọng nam
(ĐCSVN) - Năm 2023, mặc dù gặp không ít khó khăn, song với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và người dân trên địa bàn huyện, kinh tế- xã hội huyện miền núi Nam Giang (Quảng Nam) vẫn có sự phát triển, với 18/18 chỉ tiêu đạt và vượt, trong đó có 13 chỉ tiêu vượt so với kế hoạch được giao.

Mô hình sản xuất tại Hợp tác xã dệt thổ cẩm truyền thống ở xã Tà Bhing (Nam Giang). 

Theo Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Nam Giang A Viết Sơn, năm 2023 tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển. Trong đó, tổng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 3.337/3.270 tỷ đồng, đạt 102,05% kế hoạch và tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2022; giá trị sản xuất ngành dịch vụ - thương mại đạt 608 /601,1 tỷ đồng, đạt 101,15% kế hoạch và tăng 12,4% so với năm 2022.

Tổng thu ngân sách Nhà nước toàn huyện đến hết ngày 31/12/2023 thực hiện đạt 345,488 tỷ đồng, đạt 105 % dự toán được giao (dự toán giao là 329 tỷ đồng), vượt 5% và số tiền thu vượt là 16,488 tỷ đồng; thu nội địa ngân sách huyện, xã được hưởng thực hiện được 291,806 tỷ đồng (dự toán giao là 281,528 tỷ đồng), đạt 103,7% dự toán và vượt dự toán các cấp giao là 3,7%, số tiền vượt 10,278 tỷ đồng.

Trong khi đó, tình hình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản của huyện tiếp tục có những kết quả đáng kể, đạt 316,2 tỷ đồng, đạt 100,51% so với kế hoạch và tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2022; tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 6.030,6 ha/6.015 ha, đạt 100,3% so với kế hoạch và tăng 08% so với cùng kỳ năm 2022; sản lượng lương thực có hạt 7,112.32 tấn/6.833 tấn so với kế hoạch, đạt  104.09% so với cùng kỳ năm 2022, tăng 4% và vượt 279 tấn so với kế hoạch được giao.

Trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp - xây dựng, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn thực hiện trong năm 2023 đạt 3.337/ 3.270 tỷ đồng, đạt 102,05% kế hoạch và tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2022. Về thương mại, dịch vụ, giá cả các mặt hàng thiết yếu, an toàn thực phẩm, hàng hóa cung ứng trên thị trường luôn đảm bảo chất lượng và phong phú, đa dạng về chủng loại, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trong các dịp cao điểm và các hoạt động thường ngày. Toàn ngành đạt 608 /601,1 tỷ đồng, đạt 101,15% kế hoạch và tăng 12,4% so với năm 2022.

Nuôi heo đen cho thu nhập cao tại nhiều địa phương huyện Nam Giang. 

Trên lĩnh vực văn hóa – xã hội, cơ sở vật chất trường học tiếp tục được đầu tư, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên gắn với công tác xây dựng trường chuẩn các cấp học được triển khai thực hiện hiệu quả. Huyện đã duy trì 100% số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục ở các bậc học Tiểu học, THCS và Giáo dục mầm non; chỉ đạo xây dựng trường chuẩn quốc gia đạt 17/24, tỷ lệ 70,83%, trong đó có 3 trường Mẫu giáo đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Huyện đã kịp thời triển khai các chế độ, chính sách, an sinh, xã hội đến người dân trên địa bàn. Công tác giảm nghèo tiếp tục được quan tâm, triển khai thực hiện. Kết quả rà soát hộ nghèo năm 2023 giảm 553 hộ so với năm 2022, vượt 163 hộ so với tỉnh giao (đạt tỷ lệ 141,8%), so với chỉ tiêu huyện giao vượt 90 hộ (chiếm tỷ lệ 119,43%); xây dựng, bàn giao 238 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo; đã đào tạo cho 291 lao động, trong đó đào tạo nghề nề 34 lao động và đào tạo nghề trồng chuối và chăn nuôi cung cấp lao động cho THACO là 117 lao động. Công tác người có công cách mạng, chăm lo đời sống nhân dân, hỗ trợ, cứu trợ, chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới và phòng chống tệ nạn xã hội được quan tâm, theo dõi, thực hiện đầy đủ kịp thời và có hiệu quả.

Các hoạt động Văn hoá - thông tin, Thể dục, thể thao và Truyền thanh –truyền hình được duy trì tốt, đạt nhiều kết quả tích cực. Lĩnh vực Y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình được quan tâm, triển khai hiệu quả…

“Với những kết quả đạt được kể trên cho thấy, trong  năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Nam Giang tiếp tục phát triển. Các lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao có nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực; đời sống của Nhân dân và giải quyết các chế độ chính sách được quan tâm chăm lo; tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, an ninh biên giới và chủ quyền quốc gia được giữ vững, công tác quốc phòng, quân sự địa phương thực hiện đảm bảo và hoàn thành các chỉ tiêu theo kế hoạch; các chính sách, của Trung ương, tỉnh, các cơ chế đặc thù đã có tác động rõ rệt đến phát triển kinh tế- xã hội của huyện...; UBND huyện đã bám sát, tập trung chỉ đạo thực hiện Chủ đề công tác của năm 2023: “Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính và chuyển đổi số; nâng cao hơn nữa chất lượng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện”, bố trí nhiều nguồn lực để triển khai thực hiện chủ đề công tác; ước thực hiện chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023”- Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện A Viết Sơn cho biết.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, năm 2023 Nam Giang vẫn còn những mặt khó khăn, hạn chế. Trong đó đáng kể là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng mặc dù được quan tâm thực hiện nhưng còn nhiều vướng mắc, chưa giải quyết kịp thời việc giao đất tái định cư cho một số hộ bị ảnh hưởng; công tác thanh quyết toán các công trình, dự án chậm; tỷ lệ giải ngân các nguồn vốn, nhất là 03 chương trình mục tiêu còn thấp; một số chương trình, dự án chậm tiến độ; một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa triển khai hiệu quả công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi, số hóa hồ sơ đầu vào và số hóa kết quả giải quyết TTHC, hồ sơ trực tuyến toàn phần chưa cao.

Nhiều sản phẩm đạt các tiêu chuẩn OCOP tại Nam Giang.

Bước vào năm 2024, Đảng bộ và các cấp chính quyền huyện Nam Giang xác định đây là năm tiếp tục phát huy dân chủ, đoàn kết, trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương, xây dựng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ vững mạnh, quyết tâm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số’. Đồng thời tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu như: Chỉ đạo sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, triển khai thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình, chính sách của trung ương, tỉnh và huyện; tăng cường công tác quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi gắn với quản lý tốt việc phân bổ nguồn lực hợp lý, ưu tiên cho đầu tư phát triển, an sinh xã hội; tăng cường các biện pháp về quản lý tài nguyên đất đai, lâm, khoáng sản gắn với thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên trên địa bàn huyện nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, thực hiện hiệu quả 03 chương trình mục tiêu Quốc gia.

Quan tâm đẩy mạnh các phong trào văn hóa, văn nghệ thể dục, thể thao; chú trọng công tác bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện; thực hiện có hiệu quả công tác đối ngoại, an ninh biên giới; nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành của cơ quan chính quyền cấp huyện, xã gắn với thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số; nâng cao chất lượng hoạt động triển khai nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cơ quan, địa phương gắn với phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu trong năm 2024 cơ bản hoàn thành đạt các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội lần thứ XX đề ra.

Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chủ yếu trên, Huyện uỷ, UBND huyện Nam Giang đã đưa ra nhiều giải pháp trọng tâm để thực hiện. Trong đó sẽ tập trung đẩy mạnh thực hiện hiệu quả một số nhiệm vụ đột phá là: Huy động mọi nguồn lực, đa dạng hình thức đầu tư phát triển nông- lâm nghiệp gắn với xây dựng Nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; tiếp tục thực hiện đạt hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết, chương trình hành động của huyện về phát triển Nông lâm nghiệp gắn với xây với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; triển khai các biện pháp thuộc lĩnh vực phát triển nông - lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nhất là thực hiện các giải pháp về phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, con vật nuôi; tăng cường chỉ đạo triển khai thực hiện phát triển sản xuất, các chương trình, chính sách, dự án thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp; tổ chức sơ kết, đánh giá hiệu quả các mô hình phát triển sản xuất, trồng rừng gỗ lớn làm cơ sở áp dụng nhân ra diện rộng; tập trung triển khai thực hiện chương trình OCOP; chỉ đạo triển khai hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, bộ tiêu chí xã nông thôn mới và thôn nông thôn mới kiểu mẫu.

Cạnh đó, huyện cũng chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương quan tâm tạo chuyển biến mới trong đẩy mạnh đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số và hiện đại hóa nền hành chính; tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp về quản lý, bảo vệ tài nguyên lâm, khoáng sản; quản lý đất đai và bảo vệ môi trường; quản lý các nguồn vốn đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư và tiến độ xây dựng các công trình dự án, nhất là 03 chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn; nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của chính quyền các cấp gắn với đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính; hoàn thành công tác thanh tra, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; tăng cường công tác quốc phòng, an ninh và đối ngoại…/.

Bài, ảnh: Đình Tăng

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực