Với những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong những năm qua đã đạt được những kết quả nổi bật.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện. Số lượt người được tham gia đào tạo và bồi dưỡng có xu hướng ngày càng tăng dần qua các năm; Cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng từng bước được hoàn thiện và đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tập trung vào các chính sách về tài chính trong đào tạo, bồi dưỡng; Đối tượng, nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng ngày càng được mở rộng, phong phú và thiết thực. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng khá đa dạng, đáp ứng được một phần yêu cầu tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương; Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về hợp tác xã và cán bộ, thành viên trong các hợp tác xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi ngày càng được nâng lên; Hệ thống giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi tiếp tục được củng cố, mở rộng, nhất là các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học dân tộc; chất lượng giáo dục của các trường phổ thông dân tộc nội trú được nâng lên.
|
Với những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong những năm qua đã đạt được những kết quả nổi bật.
|
Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong những năm qua vẫn còn một số hạn chế, bất cập như số lượng cán bộ, thành viên hợp tác xã được đào tạo, bồi dưỡng còn chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 5,3%) so với cả nước, trong khi nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước về hợp tác xã và thành viên hợp tác xã chưa được tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên còn rất lớn; Nội dung đào tạo, bồi dưỡng thường nặng về lý thuyết, ít nội dung về kinh nghiệm thực tiễn của các hợp tác xã; Trình độ của không ít cán bộ quản lý hợp tác xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi còn thấp, năng lực quản trị, điều hành còn hạn chế, thiếu nhạy bén với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, thị trường, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế; Lao động trong khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã là người dân tộc thiểu số được đào tạo nghề chưa nhiều, chỉ chiếm trên 14% trong tổng số người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động; Nhiều lao động người dân tộc thiểu số được đào tạo nhưng không có việc làm hoặc làm những công việc không phù hợp với ngành nghề được đào tạo; Ngoài chính sách chung đối với giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đến nay vẫn chưa có chính sách riêng cho giáo viên dạy nghề ở các trường, trung tâm dạy nghề cho người dân tộc thiểu số và giáo viên dạy nghề là người dân tộc thiểu số...
Từ thực trạng trên, để xây dựng, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho các hợp tác xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, cần thực hiện tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, phát huy vai trò của các bộ, ngành, địa phương trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
|
Cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
|
Củng cố, nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và đội ngũ cán bộ, giảng viên làm công tác giảng dạy về kinh tế tập thể, hợp tác xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tập trung nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hiện có và các trường dạy nghề. Đầu tư nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng, chuẩn hóa hệ thống giáo trình, tài liệu đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập. Từ đó, có quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã, dạy nghề cho thành viên hợp tác xã một cách bài bản, từ khâu tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng đến tạo việc làm sau khi ra trường.
Bên cạnh đó, mở rộng đối tượng, đổi mới nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của các hợp tác xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi; Thiết lập và mở rộng hợp tác đào tạo nguồn nhân lực về kinh tế tập thể, hợp tác xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi với các cơ sở đào tạo ở trong và ngoài nước. Đa dạng hóa các hình thức liên kết, hợp tác đào tạo với các trường cao đẳng, đại học, viện nghiên cứu; Huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số chất lượng cao.
Đồng thời, chú trọng phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Triển khai các kế hoạch, biện pháp giải quyết hiệu quả những vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài của nguồn nhân lực, tạo chuyển biến thật sự mạnh mẽ trong việc đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực; Tiếp tục đổi mới nhận thức về phát triển, sử dụng, quản lý nguồn nhân lực dân tộc thiểu số nói chung và nguồn nhân lực dân tộc thiểu số có chất lượng nói riêng..../.