Trẻ có cần thiết phải tiêm phòng COVID -19 không?

Thứ hai, 08/11/2021 22:33
(ĐCSVN) - Một số quốc gia trên thế giới đã và đang tiến hành tiêm chủng ngừa COVID-19 cho nhóm đối tượng trẻ em. Có nhiều phụ huynh lo ngại và thắc mắc về việc trẻ em có nguy cơ mắc COVID-19 thấp, vậy trẻ có cần thiết phải tiêm phòng không?
CDC khuyến nghị mọi người từ 12 tuổi trở lên nên chủng ngừa COVID-19 để giúp chống lại bệnh COVID-19. Ảnh: TL 

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyến nghị mọi người từ 12 tuổi trở lên nên chủng ngừa COVID-19 để giúp chống lại bệnh COVID-19. Tiêm chủng là một công cụ vô cùng quan trọng để giúp ngăn chặn đại dịch. Trẻ em ít có nguy cơ phát triển bệnh nặng do COVID-19 nhưng chúng vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Được biết, vào đầu tháng 9, trẻ em chiếm gần 30% các trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 ở Mỹ, và biến thể Delta rất dễ lây lan đã khiến nhiều trẻ em phải nhập viện.

Trẻ em không được chủng ngừa, ngay cả khi chúng không có triệu chứng, có thể lây lan virus cho các thành viên trong gia đình, giáo viên và những người khác mà chúng tiếp xúc thường xuyên hoặc những người khác có nguy cơ mắc bệnh nặng hoặc tử vong cao hơn.

Vaccine Pfizer-BioNTech COVID-19 là một trong những vaccine được cấp phép cho trẻ từ 12 - 17 tuổi, trẻ sẽ được tiêm liều lượng giống với liều lượng cho người lớn, cụ thể: Tiêm hai liều với 30 mcg/liều cách nhau ba tuần. Trong khi đó, trẻ em từ 5 - 11 tuổi sẽ sử dụng liều 10 mcg (bằng 1/3 liều tiêm của người lớn). Dù được tiêm với liều thấp hơn nhưng cơ thể chúng tạo ra phản ứng tương đương với mức kháng thể được thấy trong các thử nghiệm trước đó của những người từ 16 - 25 tuổi. Ở trẻ em dưới 5 tuổi, vaccine với 3 mcg/liều hiện đang được thử nghiệm.

Mặt khác, trẻ cũng có thể được chủng ngừa vắc xin Pfizer-BioNTech COVID-19 và các loại vắc xin khác trong cùng một lần khám, không cần đợi 14 ngày giữa các lần tiêm. Để việc tiêm phòng diễn ra hiệu quả, cần chuẩn tâm lý cho trẻ trước, trong và sau buổi tiêm. Báo với bác sĩ về bất kỳ loại dị ứng nào mà trẻ có thể mắc phải.

CDC lưu ý, nếu tiêm nhiều loại vaccine trong cùng một lần, các mũi tiêm có thể nên được tiêm ở các bộ phận khác nhau của cơ thể.

Ngoài ra, các chuyên gia tin tưởng vaccine an toàn cho các cơ thể đang phát triển. Tiến sĩ Kristin Oliver, bác sĩ nhi khoa và chuyên gia về vaccine tại Bệnh viện Mount Sinai ở New York (Mỹ), cho biết: “Mặc dù chưa có nghiên cứu lâu dài về việc có tác dụng phụ kéo dài của vaccine hay không, nhưng chúng tôi không mong muốn bất kỳ điều gì xấu xảy ra”.

Được biết, các bậc cha mẹ đang lo ngại liệu vaccine có thể ảnh hưởng đến tuổi dậy thì hoặc khả năng sinh sản của trẻ, nhưng chưa có lời giải thích hợp lý về mặt sinh học cho điều này. Tuy nhiên, một sự thật đáng yên tâm về vaccine mRNA là phân tử này sẽ bị tế bào phá hủy sau khi nó hoàn thành nhiệm vụ, vì vậy nó sẽ không ở lại trong cơ thể.

Một nỗi lo lắng phổ biến khác là ảnh hưởng của một loại thuốc hoặc vaccine mới đối với sự phát triển của não bộ. Tiến sĩ Paul Offit, giám đốc trung tâm giáo dục vaccine tại Bệnh viện Nhi Philadelphia, đồng thời là thành viên ban cố vấn vaccine của FDA, lưu ý cơ thể có hàng rào máu não ngăn hầu hết các protein xâm nhập vào não. Bộ não của bạn là một nơi được bảo vệ về mặt miễn dịch học./.

Ban Bạn đọc - Cộng tác viên

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực