Những cột mốc sống nơi vùng biên

Thứ năm, 26/10/2023 15:30
(ĐCSVN) - Công tác bảo vệ đường biên, cột mốc ở các khu vực biên giới được xác định là nhiệm vụ quan trọng, ý thức được điều này, trong những năm qua đội ngũ người có tín tại các thôn, bản biên giới đã không quản ngại khó khăn, vất vả đóng góp sức lực của mình; đồng thời tuyên truyền, vận động động người dân chung tay cùng các lực lượng thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc và họ cũng được dân bản yêu mến ví như những cột mốc sống của nơi vùng biên
 
 

Con đường mòn lên cột mốc số 2 trên tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, đoạn thuộc địa bàn huyện Mường nhé, tỉnh Điện Biên được ông Lỳ Xuyến Phù, dân tộc Hà Nhì một người có uy tín ở Bản A Pa Chải, xã Sín Thầu thường xuyên phát quang bụi rậm và vệ sinh quanh cột mốc. Với ông Phù bảo vệ đường biên, cột mốc cũng đồng nghĩa với bảo vệ ngôi nhà cuả chính mình, cần phải làm bằng cả tinh thần, trách nhiệm và cả tấm lòng yêu quê hương đất nước.

Ông Lỳ Xuyến Phù đang làm vệ sinh cột mốc số 2 

Còn với ông Lường Văn Púi, người có uy tín ở Bản Pa Thơm, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, cung đường biên giới trên địa bàn đã quá quen thuộc. Với ông, từng đường mòn, lối mở ông đều nhớ như in, bởi ông đã có thời gian dài tự nguyện tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc.

Ông Lường Văn Púi thường xuyên trao đổi tình hình và phối hợp cùng Bộ đội Biên phòng trong công tác tuyên truyền 

Tỉnh Điện Biên có trên 455km có đường biên giới tiếp giáp với Lào và Trung Quốc, đến nay gần 150 cột mốc biên giới đã được đăng ký tự quản, trong đó có nhiều cột mốc do người có uy tín đảm nhận, gần 13 nghìn người đăng ký tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc, tại các bản giáp biên đã thành lập được gần 315 tổ tự quản an ninh trật tự; từ năm 2020 đến nay, người có uy tín đã tham gia vận động được 25.500 hộ dân ký cam kết, chấp hành nghiêm các quy định về phòng chống dịch COVID19 và xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới, cung cấp trên 230 tin tố giác xuất nhập cảnh trái phép.

Người có uy tín cùng các chiến sĩ Đồn Biên phòng trên đường tuần tra biên giới. 

Đại tá Nguyễn Thanh Dịu, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên cho biết: Bộ đội Biên phòng tỉnh cùng với người có uy tín đã tích cực chủ động vận động, giáo dục con cháu trong gia đình, dòng họ, thôn bản tham gia vào lực lượng dân quân tự vệ, sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ quân sự; tích cực tố giác tội phạm giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội. Nhờ đó, xuất nhiều nhiều mô hình hay như: “Gia đình không có người vi phạm pháp luật, không có người phạm tội, không có người tàng trữ, mua bán và sử dụng trái phép chất ma túy”, khu dân cư “An toàn, lành mạnh”, “Phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, mốc quốc giới, giữ gìn an ninh trật tự thôn, ấp”, “Gia đình không có người thân phạm tội, mắc tệ nạn xã hội”, “Điểm sáng vùng biên”… tạo nên thế trận quốc phòng ngày càng vững chắc.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng trao đổi với già làng về việc vận động quần chúng tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc 

Công tác quản lý bảo vệ biên giới Quốc gia là nhiệm vụ quan trọng và nhiều khó khăn, việc phát huy tốt vai trò của các vị già làng, người có uy tín trong cộng đồng tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc sẽ góp phần thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, qua đó giữ vững ồn định an ninh trật tự trên địa bàn, xây dựng thôn, bản ấm no, hạnh phúc và bình yên

Nguyễn Sơn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực