Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật chùa Thái Lạc
Chùa Thái Lạc, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm thờ Phật và thờ bà Pháp Vân (tức thần Mây) nên có tên gọi là Pháp Vân tự. Chùa được xây dựng từ thời Trần đã được tu sửa nhiều lần, kiến trúc hiện nay kiểu “nội công ngoại quốc”, gồm tiền đường năm gian, ba gian thượng điện.
Chùa Thái Lạc còn giữ được bộ vì gỗ ở gian giữa tòa thượng điện, kiến trúc thời Trần còn khá nguyên vẹn. Trên thân cột trụ chạm hình các ông phỗng giơ tay đỡ bệ sen phía trên. Trên ván nong trang trí đề tài các tiên nữ. Nơi tiên nữ đang cưỡi phượng, người thổi tiêu, người kéo nhị. Nơi khác, tiên nữ đang thổi sáo, đánh đàn. Có cảnh tiên nữ đầu người mình chim đang giơ tay dâng hoa. Độc đáo hơn còn có cảnh chạm dàn nhạc ba người đang sử dụng những nhạc cụ dân tộc.
Cũng ngày 24/12, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1821/QĐ-TTg về việc công nhận bảo vật quốc gia tượng Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn (niên đại: Thế kỷ XIX, hiện lưu giữ tại chùa Mễ Sở, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Tượng Quán Thế Âm chùa Mễ Sở là pho tượng cổ có nhiều tay nhất ở nước ta, tới 1.113 tay. Bồ-tát Quán Âm được tạo tác bằng gỗ mít, toàn bộ tác phẩm cao 2,8m.