Xã Quang Hưng: Xây dựng nông thôn mới bắt đầu từ chỉnh trang đồng ruộng

Thứ ba, 03/01/2012 17:07

Muốn xây dựng nông thôn mới (NTM) trước hết phải từ đồng ruộng - đó là quan điểm của Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã Quang Hưng (Phù Cừ, Hưng Yên).

Bởi lẽ, như ông Bùi Xuân Thảo, Bí thư Đảng ủy – Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng NTM cho biết “tuy xã có ngành nghề phụ, hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển song đời sống của phần lớn người dân trong xã vẫn phụ thuộc vào đồng ruộng. Để mỗi nông dân nhận thức rõ ràng hơn về NTM, chúng tôi muốn họ thấy được sự thay đổi ngay trên mảnh ruộng của mình bằng cách quy hoạch lại toàn bộ hệ thống đường giao thông, kênh mương nội đồng và chia lại ruộng cho nông dân theo hướng ít thửa hơn nữa”.

Chỉnh trang đồng ruộng

Hơn một tháng nay, ngày nào trên các cánh đồng của xã Quang Hưng cũng ầm ỡ tiếng máy xúc cần mẫn san gạt, đào đắp các tuyến đường, kênh mương nội đồng. Càng về những ngày cuối năm, không khí làm việc của cánh máy xúc càng khẩn trương hơn, số lượng máy xúc cũng tập trung cao hơn. Trong mỗi khu dân cư, tiếng loa phát thanh của Đài truyền thanh xã liên tục vang lờn những thông tin tiến độ đào đắp đường sá, kênh mương trên từng cánh đồng của từng thôn, vừa nhằm thúc đẩy phong trào thi đua giữa các địa bàn thôn, khu dân cư, vừa để nông dân chủ động thu hoạch rau màu vụ đông để lấy mặt bằng phục vụ đào đắp đường, mương máng nội đồng. Trưởng thôn Quang Xá Vũ Tiến Thành những ngày nay phải chạy đôn, chạy đáo vừa lo hoàn thành công việc của năm 2011, vừa lo điều hành, đôn đốc việc đào đắp hệ thống đường, kênh mương nội đồng trên các khu ruộng của thôn. Ông cho biết: “Theo chỉ đạo của xã phải hoàn thành toàn bộ việc đào đắp đường giao thông, kênh mương trong năm 2011 để từ đầu tháng 1.2012 bắt đầu chia lại ruộng cho nông dân, phấn đấu đến ngày 15.1.2012 chia xong ruộng để còn kịp làm công tác chuẩn bị phục vụ gieo cấy lúa đông xuân. Do vậy, tôi và anh em trong thôn thường xuyên túc trực ngoài đồng để hướng dẫn, đôn đốc đội máy xúc làm việc cho bảo đảm chất lượng và kịp tiến độ chung”.

 

Nhiều tuyến đường sản xuất nội đồng ở xã Quang Hưng (Phù Cừ) được đào đắp
mới từ đất ruộng do nông dân đóng góp. Ảnh: báo Hưng Yên


Chẳng riêng trưởng thôn Quang Xá mà lãnh đạo các thôn Thọ Lão, Viên Quang, Ngũ Lão cũng tất bật không kém. Tất cả vì một mục tiêu góp phần giải phóng sức lao động của nông dân, giảm chi phí sản xuất, thuận lợi cho quá trình CNH, HĐH trong sản xuất nông nghiệp.

Sau mỗi gầu máy xúc, lần lượt từng đường trục, đường bờ vùng, đường bờ thửa, mương dẫn nước với kích thước mới rộng hơn, cao hơn hiện rõ trên đồng ruộng của xã. Những tuyến đường nội đồng và mương, máng chia các ô thửa ruộng mới rộng gấp đôi ô thửa cũ vuông vức, khoa học, kết nối hợp lý với hệ thống tưới, tiêu và các trạm bơm trên địa bàn. Ruộng đồng của địa bàn nào được đào đắp xong thì cán bộ và nhân dân địa bàn đó tiến hành đo đạc, tổ chức chia lại ruộng cho nông dân theo diện tích ruộng còn lại sau khi lấy diện tích đó được chia khi thực hiện nghị quyết 03 của Tỉnh ủy Hải Hưng trừ đi diện tích đó gúp để làm đường, kênh mương nội đồng lần này. Khu dân cư số 13 (thôn Thọ Lão) là đơn vị đầu tiên trong xã hoàn thành việc giao lại ruộng cho nông dân, nhiều hộ nay chỉ còn 1 mảnh ruộng, không còn hộ nào nhận tới 3 mảnh ruộng như trước nữa. Ông Lê Văn Tiến, thôn Thọ Lóo vui mừng cho biết: “Chưa lần nào tôi thấy việc chỉnh trang đồng ruộng được thực hiện lớn như lần này. Chắc chắn rằng, ngay từ vụ lúa xuân 2012 chúng tôi sẽ thấy được những lợi thế hơn trước nhiều”.

Từ một nghị quyết hợp lũng dõn

Không phải đến hôm nay khi bắt tay vào xây dựng NTM cán bộ và nông dân xã Quang Hưng mới thực hiện dồn thửa, đổi ruộng. Câu chuyện này đã được xã thực hiện cách đây vừa tròn 10 năm nhưng bình quân mỗi hộ vẫn nhận 3 thửa ruộng. Trong điều kiện hướng đến sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng thì hệ thống hạ tầng nội đồng của xã thể hiện hàng loạt những bất cập: đường giao thông, hệ thống mương máng, ụ thửa nhỏ hẹp... Xác định dồn thửa đổi ruộng, quy hoạch lại hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng là một mắt xích quan trọng trong xây dựng NTM, tháng 10.2011 Đảng ủy xã Quang Hưng có nghị quyết chuyên đề lãnh đạo vấn đề này. Theo đó, quy hoạch đường giao thông nội đồng bảo đảm đúng tiêu chí NTM, đường trục chính rộng 5 – 7 m, đường bờ vựng rộng 3 – 4 m, đường bờ thửa rộng 2 – 3 m. Đường bờ vùng có kênh ở giữa hai đường bờ vùng không có kênh. Ô thửa quy hoạch mới có độ rộng trung bỡnh 50 – 60 một (rộng gấp đôi ô thửa cũ); mỗi hộ nhận ruộng tối đa không quá 2 thửa…

Với quy hoạch như trên toàn xã cần đến mặt bằng rộng hơn 215 nghìn m2, đào đắp với khối lượng trên 130 nghìn m3, trong đó có hàng chục tuyến đường bờ vùng, bờ thửa được đào đắp, tạo mới. Để có quỹ đất dành cho đào đắp đường giao thông, kênh mương nội đồng, Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã vận động mỗi khẩu nhận ruộng theo nghị quyết 03 góp 36 m2. Toàn bộ kinh phí thực hiện đào đắp do nhân dân đóng góp. Nghị quyết của Đảng ủy xã như một luồng sinh khí mới tiếp sức cho đồng ruộng của xã được khai thác hiệu quả hơn. Từng bước triển khai đưa nghị quyết của Đảng ủy xã vào cuộc sống, chủ trương này đó nhận được sự đồng tình, hưởng ứng cao của đông đảo cán bộ, đảng viên và nông dân trong xã. Tuy nhiên, một số ít ý kiến lo ngại rằng khi canh tác trên ô thửa lớn dễ nảy sinh vấn đề ruộng ghềnh làm cho việc canh tác của nông dân gặp khó khăn; huy động sức đóng góp của nhân dân quá lớn... Song, để đáp ứng mong muốn của phần lớn nông dân là dồn ruộng, xã đã kiên trì triển khai, giao cho các tổ chức đoàn thể, ban, ngành tập trung tuyên truyền, vận động toàn dân hưởng ứng, đồng thời đưa ra những giải pháp khả thi để khắc phục những điều người dân còn băn khoăn. Thậm chí có những khu dân cư Ban chỉ đạo xã, thôn phải họp tới lần thứ 2, lần thứ 3 mới nhận được sự hưởng ứng cao của nhân dân. Khi dân đã đồng thuận, Ban chỉ đạo xã, thôn đẩy nhanh tiến độ thực hiện các phần công việc tiếp theo như hợp đồng thuê máy xúc để đào đắp; chuẩn bị phương án chia lại ruộng; huy động nhân dân đóng góp kinh phí đào đắp... Để hoàn thành công tác chỉnh trang đồng ruộng lần này, ngoài việc vận động nhân dân góp 215 nghìn m2 đất canh tác, toàn xã huy động 100% sức dân đóng góp với số tiền trên 1,5 tỷ đồng, trung bình mỗi khẩu nhận ruộng đóng góp 150 - 200 nghìn đồng. Nhiều khu dân cư thuộc các thôn Viên Quang, Thọ Lão hiện đó cơ bản hoàn thành khoản đóng góp này.

Đi trên những con đường, cạnh đó là các dòng kênh mương nội đồng của xã Quang Hưng còn mới nguyên bùn, đất vừa được đào đắp càng cảm nhận rõ hơn quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân nơi đây trong quá trình xây dựng NTM. Khó khăn trong xây dựng NTM ở Quang Hưng còn ở phía trước, song với phương châm lấy sức dân để lo cho dân kết hợp với thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, phát huy tốt quy chế dân chủ, công khai minh bạch nên bước đầu triển khai xây dựng NTM Quang Hưng đã đạt được những kết quả đáng mừng. Chia tay Quang Hưng, chúng tôi mang theo cả sự mong mỏi của cán bộ và nhân dân nơi đây sớm được cấp trên giúp đỡ, hỗ trợ đầu tư cứng hóa mặt đường ra đồng nhằm giảm gánh nặng đóng góp cho nông dân cũng như khai thác hiệu quả hơn những tuyến đường mới được đào đắp nâng cấp mở rộng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực