Nguyễn Văn Huyên - Một học giả, trí thức yêu nước

Nguyễn Văn Huyên - Một học giả, trí thức yêu nước

(ĐCSVN) - Khi nhắc đến GS.TS Nguyễn Văn Huyên, chúng ta không chỉ nhớ đến một vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục có nhiều đóng góp cho nền giáo dục nước nhà, mà còn biết đến một nhà khoa học lỗi lạc.
Ngày này năm xưa 21 11
Ngày này năm xưa: 21/11
(ĐCSVN) - Ngày 21/11/1946: Bác Hồ đến dự lễ khai giảng Trường Quân y khoá I tại Viện Giải phẫu Hà Nội và căn dặn: “Phải chăm lo học hành và gắng thực...
Ngày này năm xưa 20 11
Ngày này năm xưa: 20/11
(ĐCSVN) - Ngày 20/11/1958, Lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta. Những năm sau đó, việc tổ...
Ngày này năm xưa 19 11
Ngày này năm xưa: 19/11
(ĐCSVN) - Ngày 19/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi các cháu thiếu niên, nhi đồng Sa Pa (Lào Cai). Bức thư Bác gửi không chỉ dành riêng...
Ngày này năm xưa 07 10
Ngày này năm xưa: 07/10

(ĐCSVN) - Từ 7/10 đến 22/12/1947, giặc Pháp huy động hơn 2 vạn quân tinh nhuệ, có máy bay, tàu chiến hỗ trợ, mở cuộc tiến công lớn lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta, kết thúc “chớp nhoáng” cuộc chiến tranh xâm lược nhưng thất bại. Ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 tên địch, bắt sống 270 tên, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến và ca nô, phá 100 khẩu pháo và hàng nghìn khẩu súng, hàng trăm xe quân sự, thu hàng tấn chiến lợi phẩm.

Đồng chí Trần Đăng Ninh - Tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng
Đồng chí Trần Đăng Ninh - Tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng

(ĐCSVN) - Đồng chí Trần Đăng Ninh là tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, tinh thần kiên trung, bất khuất, tận tụy, hy sinh vì nước, vì dân. Ghi nhận những đóng góp lớn lao của đồng chí Trần Đăng Ninh với sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta, Đảng và Nhà nước đã truy tặng đồng chí Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Sao Vàng.

Ngày này năm xưa 06 10
Ngày này năm xưa: 06/10

(ĐCSVN) - Ngày 06/10/1984, Hội đồng Nhà nước tặng thưởng Thủ đô Hà Nội Huân chương Sao Vàng, tặng thưởng lực lượng vũ trang Thủ đô Huân chương Hồ Chí Minh, tặng thưởng lực lượng công an nhân dân Thủ đô Huân chương Hồ Chí Minh.

Ngày này năm xưa 05 10
Ngày này năm xưa: 05/10

(ĐCSVN) - Sự ra đời của Trung đoàn xe tăng 202 là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu bước phát triển mới của quân đội ta trong quá trình xây dựng một lục quân cách mạng, chính quy, hiện đại. Ngày 05/10/1959 trở thành ngày truyền thống của Bộ đội Tăng Thiết giáp.

Ngày này năm xưa 04 10
Ngày này năm xưa: 04/10

(ĐCSVN) - Ngày 04/10/1996, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 369/1996/QĐ-TTg, lấy ngày 04/10 hàng năm là “Ngày phòng cháy, chữa cháy toàn dân”. Cùng với đó, Luật Phòng cháy chữa cháy ban hành năm 2001 quy định lấy ngày 04/10 hàng năm là “Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy”.

Ngày này năm xưa 03 10
Ngày này năm xưa: 03/10

(ĐCSVN) - Ngày 03/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 41 đưa Sở Thiên văn và Đài Thiên văn Phủ Liễn về trực thuộc Bộ Công chính và Giao thông với tên gọi Sở Khí tượng, đánh dấu sự kiện lịch sử sáp nhập cơ quan Khí tượng thuộc về Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ra đời ngành Khí tượng thủy văn Việt Nam.

Ngày này năm xưa 02 10
Ngày này năm xưa: 02/10

(ĐCSVN) - Ngày 02/10: Ngày truyền thống của ngành Địa chất Việt Nam. Trải qua 79 năm hình thành và phát triển (02/10/1945 - 02/10/2024), ngành Địa chất Việt Nam đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng phát triển và hội nhập quốc tế.

Ngày này năm xưa 01 10
Ngày này năm xưa: 01/10

(ĐCSVN) - Với nghị quyết 45/106 ngày 14/12/1990, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã quyết định lấy ngày 01/10 hàng năm để kỷ niệm Ngày quốc tế Người cao tuổi nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề ảnh hưởng đến người cao tuổi như quá trình lão hóa và việc lạm dụng người cao tuổi; đồng thời là dịp để đánh giá cao những đóng góp của người cao tuổi cho xã hội.

[Infographic] Dấu ấn Việt Nam sau 47 năm gia nhập Liên hợp quốc
[Infographic] Dấu ấn Việt Nam sau 47 năm gia nhập Liên hợp quốc

(ĐCSVN) - Ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc, tổ chức đóng vai trò trung tâm trong xây dựng luật pháp quốc tế, gìn giữ hòa bình, ngăn ngừa xung đột và ứng phó các thách thức toàn cầu. 47 năm qua, việc chính thức gia nhập ngôi nhà chung đã mở ra chương mới trong quan hệ của Việt Nam với thế giới; và Việt Nam luôn chứng tỏ là quốc gia thành viên có trách nhiệm, nỗ lực đóng góp cho hòa bình.

Ngày này năm xưa 30 9
Ngày này năm xưa: 30/9

(ĐCSVN) - Từ ngày 30/9/1974 đến ngày 8/10/1974, Hội nghị của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương họp tại Hà Nội. Hội nghị thông qua kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 - 1976.

[Infographic] Chung tay bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi
[Infographic] Chung tay bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi

(ĐCSVN) - Với Nghị quyết 45/106 ngày 14/12/1990, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã quyết định lấy ngày 01/10 hàng năm để kỷ niệm Ngày quốc tế Người cao tuổi nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề ảnh hưởng đến người cao tuổi như quá trình lão hóa và việc lạm dụng người cao tuổi. Đây cũng đồng thời là dịp để đánh giá cao những đóng góp của người cao tuổi cho xã hội.

Ngày này năm xưa 29 9
Ngày này năm xưa: 29/9

(ĐCSVN) - Ngày 29/9/1962, trong lần về thăm xã Quảng An, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Bác Hồ căn dặn: “Con người là vốn quý nhất của xã hội, sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Vệ là bảo vệ, sinh là sinh sống, con người muốn mạnh khỏe, sống lâu để lao động sản xuất tốt thì phải ăn, ở có vệ sinh. Muốn có vệ sinh phải có nước sạch, muốn có nước sạch phải đào giếng, đào nhiều giếng sẽ có nhiều nước sạch”.

Công đoàn Việt Nam - “Điểm tựa” vững vàng cho người lao động
Công đoàn Việt Nam - “Điểm tựa” vững vàng cho người lao động

(ĐCSVN) - Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong 95 năm qua, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã không ngừng phát triển và trưởng thành. Hiện nay, Công đoàn Việt Nam đang tiếp tục nỗ lực để luôn là “điểm tựa” vững vàng cho đông đảo công nhân, viên chức, lao động của cả nước.

Khởi nghĩa Hương Khê - đỉnh cao của phong trào Cần vương
Khởi nghĩa Hương Khê - đỉnh cao của phong trào Cần vương

(ĐCSVN) - Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) là đỉnh cao của phong trào Cần vương, và thất bại của công cuộc này cũng đã đánh dấu sự kết thúc sứ mạng lãnh đạo 10 năm chống thực dân Pháp của tầng lớp sĩ phu phong kiến Việt Nam. Lãnh đạo chính của khởi nghĩa là Đình nguyên tiến sĩ Phan Đình Phùng (1847 - 1895), và một cộng sự đắc lực của ông là tướng Cao Thắng (1864 - 1893).

Ngày này năm xưa 28 9
Ngày này năm xưa: 28/9

(ĐCSVN) - Ngày 28/9/1895, Phan Đình Phùng chỉ huy nghĩa quân đánh quân Pháp ở vùng núi Vụ Quang. Cuộc chiến đấu kết thúc với thắng lợi thuộc về nghĩa quân. Chiến thắng Vụ Quang làm nức lòng nhân dân và nghĩa quân. Đây cũng là thắng lợi vang dội trong phong trào chống Pháp giai đoạn cuối thế kỷ XIX ở nước ta.

Khởi nghĩa Bắc Sơn - mở đầu cao trào đấu tranh vũ trang chống Pháp
Khởi nghĩa Bắc Sơn - mở đầu cao trào đấu tranh vũ trang chống Pháp

(ĐCSVN) - Bắc Sơn - Đình Cả - Thái Nguyên, những địa danh đã đi vào lịch sử trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta. Tại vùng căn cứ địa cách mạng này, ngày 27/9/1940, quân và dân ta đã tiến hành trận đánh đồn Mỏ Nhài, mở đầu cuộc khởi nghĩa vũ trang đầu tiên của cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo.

Ngày này năm xưa 27 9
Ngày này năm xưa: 27/9

(ĐCSVN) - Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn tuy thất bại nhưng để lại bài học quý báu về khởi nghĩa vũ trang, xây dựng chính quyền, đặt nền móng cho việc xây dựng căn cứ địa cách mạng. Đội du kích Bắc Sơn sau này phát triển thành Việt Nam Cứu quốc quân.

Ngày này năm xưa 26 9
Ngày này năm xưa: 26/9

(ĐCSVN) - Để chi viện cùng đồng bào Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, ngày 26/9/1945, đoàn quân Nam Tiến đầu tiên xuất phát từ ga Hà Nội. Đoàn gồm có 3 đại đội Bắc Sơn, Bắc Cạn và Hà Nội được tổ chức thành một chi đội do đồng chí Hoàng Thơ là chỉ huy. Ít ngày sau, đoàn quân này đã tham gia chiến đấu ở mặt trận Sài Gòn.

Ngày này năm xưa 25 9
Ngày này năm xưa: 25/9

(ĐCSVN) - Ngày 25/9/1952, nhân dịp Tết Trung thu, Bác Hồ gửi thư cho thiếu nhi cả nước bày tỏ: “Mục đích của Bác và Đoàn thể cùng Chính phủ là cốt xây dựng cho các cháu đời sống thái bình, tự do, sung sướng”.

Ngày này năm xưa 24 9
Ngày này năm xưa: 24/9

(ĐCSVN) - Ngày 24/9/1952, dự họp Bộ Chính trị, Bác yêu cầu: “Cán bộ cao cấp cần viết bài cổ động phong trào thi đua gửi đăng báo Đảng, coi đó là một trong những mục tiêu chính trị của Trung ương… những bài báo cổ động thi đua cần viết ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu, đi thẳng vào vấn đề chủ chốt nhất”.

Ngày Nam Bộ kháng chiến Mốc son lịch sử vẻ vang của dân tộc
Ngày Nam Bộ kháng chiến: Mốc son lịch sử vẻ vang của dân tộc

(ĐCSVN) - Ngày Nam Bộ kháng chiến (23/9/1945) là một son trong lịch sử hào hùng của dân tộc ta, là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước, ý chí bảo vệ độc lập, tự do, tinh thần quật cường, hào khí của quân dân Nam bộ, xứng đáng với danh hiệu vẻ vang “Thành đồng Tổ quốc” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao tặng.

Ngày này năm xưa 23 9
Ngày này năm xưa: 23/9

(ĐCSVN) - Ngày 23/9/1945 đã đi vào lịch sử là “Ngày Nam bộ kháng chiến”, mở đầu cho cuộc kháng chiến gian lao mà anh dũng của nhân dân Nam bộ.

Ngày này năm xưa 22 9
Ngày này năm xưa: 22/9

(ĐCSVN) - Ngày 22/9/1943, dưới chân thác nước Coỏng Tát tại thôn Bản Duồm, xã Thượng Ân (Ngân Sơn), thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã tuyên bố thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của Bắc Kạn - Chi bộ Chí Kiên.

Ngày này năm xưa 21 9
Ngày này năm xưa: 21/9

(ĐCSVN) - Ngày 21/9/1965, nhà báo Phan Thoan (phóng viên báo Hà Tĩnh) chụp bức ảnh “O du kích nhỏ”. Bức ảnh miêu tả nữ dân quân đội mũ cối, vóc dáng nhỏ bé, 2 tay bồng súng áp giải một phi công Mỹ cao lớn hơn cô rất nhiều. Bức ảnh ấn tượng đó trở nên nổi tiếng và truyền cảm hứng, tạo động lực cho cả dân tộc quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Ngày này năm xưa 20 9
Ngày này năm xưa: 20/9

(ĐCSVN) - Ngày 20/9/1977: Lễ thượng cờ Việt Nam được chính thức tổ chức tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ), ghi dấu ấn Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức lớn nhất hành tinh này.

Ngày này năm xưa 19 9
Ngày này năm xưa: 19/9

(ĐCSVN) - Ngày 19/9/1995, Quốc hội Việt Nam chính thức trở thành thành viên Tổ chức Liên nghị viện Hiệp hội các nước Đông Nam Á (AIPO) - tiền thân của Hội đồng Liên nghị viện các nước Đông Nam Á (AIPA)