Ngày này năm xưa 9 5

Ngày này năm xưa: 9/5

(ĐCSVN) - Đúng 0 giờ 43 phút ngày 9/5/1945 (giờ Moskva), đại diện của Đức quốc xã đã ký biên bản đầu hàng vô điều kiện quân đội Liên Xô và quân Đồng minh, chấm dứt Chiến tranh Thế giới thứ II tại châu Âu. Ngày Chiến thắng 9/5 mang ý nghĩa trường tồn, là một mốc son chói ngời trong lịch sử thế giới, trở thành ngày chiến thắng chung của các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên toàn cầu.
Ngày này năm xưa 8 5
Ngày này năm xưa: 8/5
(ĐCSVN) - Ngày 8/5/1954, chỉ một ngày sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hội nghị Geneve về Đông Dương đã khai mạc. Đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam...
Ngày này năm xưa 07 5
Ngày này năm xưa: 07/5
(ĐCSVN) - Ngày 07/5/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Đây là bản anh hùng ca của cuộc chiến tranh nhân dân thần kỳ, “được ghi vào lịch sử dân...
Ngày này năm xưa 06 5
Ngày này năm xưa: 06/5
(ĐCSVN) - Đúng 20 giờ 30 phút ngày 06/5/1954, khối thuốc nổ được điểm hỏa. Khối bộc phá nổ cách hầm ngầm vài chục mét thổi bay chiếc lô cốt bên trên,...
Ngày này năm xưa 5 4
Ngày này năm xưa: 5/4

(ĐCSVN) - Ngày 5/4/1937, Công nhân nhà máy Ba Son (Sài Gòn) tiến hành bãi công. Những yêu sách mà công nhân đưa ra trong cuộc bãi công bao gồm: Cải thiện giờ làm việc; Tǎng lương và phụ cấp; Tuyển lại công nhân bị chủ sa thải...

Ngày này năm xưa 4 4
Ngày này năm xưa: 4/4

(ĐCSVN) - Ngày 4/4/1923, Nguyễn Ái Quốc cùng Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Văn Ái đã họp tại trụ sở Hội Liên hiệp thuộc địa ở Paris để bàn về tờ báo “Le Paria” (Người cùng khổ) lúc này đang gặp khó khăn về tài chính. Nguyễn Ái Quốc nêu ý kiến rằng, bằng mọi giá, tờ báo phải "sống", vì nếu tờ báo "chết" trong lúc này thì sẽ làm thiệt hại lớn đến công tác tuyên truyền mà giữa lúc đó - hơn lúc nào hết - nhân dân vô sản thế giới phải lên tiếng chống lại những kẻ bóc lột.

Ngày này năm xưa 3 4
Ngày này năm xưa: 3/4

(ĐCSVN) - Trong hai ngày 3 - 4/4/1965, Không quân nhân dân Việt Nam đã ghi chiến công đầu giòn giã. Ngày 3/4/1965, biên đội không quân Phạm Ngọc Lan bắn rơi 2 máy bay phản lực hiện đại F8 trên vùng trời Hàm Rồng, Thanh Hóa.

Ngày này năm xưa 2 4
Ngày này năm xưa: 2/4

(ĐCSVN) - Ngày 2/4/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở lại Tuyên Quang lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Theo đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến Làng Sảo, xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Đây là nơi ở, làm việc đầu tiên của Người (từ ngày 2/4 đến ngày 19/5/1947) khi trở lại Việt Bắc để cùng Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Ngày này năm xưa 01 4
Ngày này năm xưa: 01/4

(ĐCSVN) - Ngày 01/4/1922, báo Le Paria (Người cùng khổ) ra số đầu tiên. Đây là tờ báo của Hội liên hiệp thuộc địa - một tổ chức đại diện cho những người dân bản xứ ở tất cả các thuộc địa của Pháp do Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà hoạt động cách mạng các nước thuộc địa sáng lập tại Pháp ngày 9/10/1921.

Ngày này năm xưa 31 3
Ngày này năm xưa: 31/3

(ĐCSVN) - Ngày 31/3/1981, Bộ Tổng tham mưu đã ký Quyết định thành lập Nhà máy Z183, trên cơ sở phần còn lại của Nhà máy Z1 được thành lập từ năm 1957 tại xã Minh Quán, huyện Trấn Yên (Yên Bái) với nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng kinh tế và một số mặt hàng quốc phòng phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu của quân đội.

Ngày này năm xưa 30 3
Ngày này năm xưa: 30/3

(ĐCSVN) - Ngày 30/3/1972, mở màn “Chiến dịch Xuân - Hè 1972”. Đây là cuộc tiến công chiến lược của quân và dân ta trên toàn miền Nam, trong đó mặt trận Trị - Thiên là hướng tấn công chính. Thắng lợi của Chiến dịch Xuân - Hè 1972 có ý nghĩa chiến lược quan trọng, dập tan hệ thống kìm kẹp, đạp nát tuyến phòng thủ mạnh nhất quân sự của Mỹ nguỵ ở miền Nam, làm thay đổi cục diện trên chiến trường Trị - Thiên, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Ngày này năm xưa 29 3
Ngày này năm xưa: 29/3

(ĐCSVN) - Ngày 29/3/1975, chiến dịch Huế - Đà Nẵng đã kết thúc thắng lợi bằng trận quân ta giải phóng Đà Nẵng - thành phố lớn thứ hai của miền Nam.

Ngày này năm xưa 28 3
Ngày này năm xưa: 28/3

(ĐCSVN) - Ngày 28/3/1935, Đại hội lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương ra “Nghị quyết về đội tự vệ” và đây được coi là ngày truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ.

Ngày này năm xưa 27 3
Ngày này năm xưa: 27/3

(ĐCSVN) - Ngày 27/3 hằng năm được chọn để kỷ niệm Ngày Thể thao Việt Nam nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia phong trào rèn luyện thân thể và các hoạt động văn hóa thể thao lành mạnh.

Ngày này năm xưa 26 3
Ngày này năm xưa: 26/3

(ĐCSVN) - Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ ba đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 làm ngày thành lập Đoàn hằng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.

Ngày này năm xưa 25 3
Ngày này năm xưa: 25/3

(ĐCSVN) - Ngày 25/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập Công chính giao thông Cục. Khi thành lập, Công chính giao thông Cục là một cơ quan phục vụ quân sự, sau thời gian ngắn chuyển dần thành cơ quan chỉ đạo lực lượng công binh toàn quân. Từ đó, ngày 25/3/1946 đánh dấu sự ra đời của Binh chủng Công binh và ngày này hằng năm trở thành ngày truyền thống của Binh chủng Công binh.

Ngày này năm xưa 24 3
Ngày này năm xưa: 24/3

(ĐCSVN) - Ngày 24/3/1975, thị xã Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam cũ) được giải phóng. Sự kiện này trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ, quân và dân Quảng Nam, đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi hoàn toàn trên quê hương đất Quảng.

Ngày này năm xưa 23 3
Ngày này năm xưa: 23/3

(ĐCSVN) - Ngày 23/3/1961, Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ ba của Đoàn họp tại Hà Nội. Đại hội diễn ra từ ngày 23-25/3/1961. Được sự đồng ý của Bộ Chính trị và Bác Hồ, Đại hội đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 là Ngày thành lập Đoàn.

Ngày này năm xưa 22 3
Ngày này năm xưa: 22/3

(ĐCSVN) - Ngày 22/3/1947, Báo Vệ quốc quân ra số đầu tiên. Báo Vệ quốc quân là cơ quan tuyên truyền và giáo dục bộ đội của quân đội ta. Đến nǎm 1959, báo Vệ quốc quân và báo Quân du kích sáp nhập thành báo Quân đội nhân dân.

Ngày này năm xưa 21 3
Ngày này năm xưa: 21/3

(ĐCSVN) - Ngày 21/3/1961, trong bài nói chuyện với đồng bào các dân tộc tỉnh Tuyên Quang, nói về công tác lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ. Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ Trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào - đều phải là người đầy tớ trung thành của nhân dân."

Ngày này năm xưa 20 3
Ngày này năm xưa: 20/3

(ĐCSVN) - Ngày 20/3/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh với bút danh Tân Sinh đã viết tác phẩm “Đời sống mới” nhằm lãnh, chỉ đạo phong trào xây dựng đời sống mới, tạo nguồn lực về vật chất, tinh thần cho cả nước kháng chiến chống thực dân thắng lợi và xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Ngày này năm xưa 19 3
Ngày này năm xưa: 19/3

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/1967, tại Trường Bổ túc cán bộ Dân tộc Trung ương (Phùng Khoang, Từ Liêm, Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Đảng, Nhà nước, Quân đội đến xem Bộ đội Đặc công trình diễn kỹ thuật, chiến thuật và công bố thành lập Binh chủng Đặc công.

Ngày này năm xưa 18 3
Ngày này năm xưa: 18/3

(ĐCSVN) - Ngày 18/3/1965, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chính thức phát động phong trào “Phụ nữ Ba đảm đang” theo gợi ý của Bác Hồ.

Ngày này năm xưa 17 3
Ngày này năm xưa: 17/3

(ĐCSVN) - Ngày 17/3/1930, tại nhà số 42 phố Nhà Thiếc, Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ Hà Nội (thuộc Đảng Cộng sản Đông Dương) đã được thành lập. Đây cũng là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thǎm nhà ǎn khu tập thể Kim Liên, ngày giải phóng hoàn toàn tỉnh Gia Lai.

Ngày này năm xưa 16 3
Ngày này năm xưa: 16/3

(ĐCSVN) - Ngày 16/3/1968, tại Quảng Ngãi, các đơn vị lính Lục quân Hoa Kỳ đã thảm sát hàng loạt người dân vô tội, cướp đi sinh mạng của 504 thường dân Sơn Mỹ, trong đó phần lớn là người già, phụ nữ và trẻ em.

Ngày này năm xưa 15 3
Ngày này năm xưa: 15/3

(ĐCSVN) - Ngày 15/3/1945, Tổng Bộ Việt Minh phát "Hịch kháng Nhật cứu nước". Đây cũng là ngày diễn ra Cao trào Đồng Khởi của Bến Tre; Tổ chức Y tế Thế giới báo động về sự xuất hiện của vi khuẩn SARS…

Ngày này năm xưa 14 3
Ngày này năm xưa: 14/3

(ĐCSVN) - Ngày 14/3 diễn ra nhiều sự kiện đáng nhớ: Bác Hồ gửi thư cho cán bộ và chiến sĩ ở mặt trận Điện Biên Phủ; Ngày sinh nhà bác học vĩ đại Anbe Anhxtanh; Ngày sinh của nhà thơ trào phúng Tú Mỡ...

Ngày này năm xưa 13 3
Ngày này năm xưa: 13/3

(ĐCSVN) - Ngày 13/3/1954 được coi là ngày mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Đây cũng là ngày diễn ra Hội nghị mở rộng Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.

Ngày này xăm xưa 12 3
Ngày này xăm xưa: 12/3

(ĐCSVN) - Nhà hát Múa rối Việt Nam thành lập ngày 12/3/1956. Đến nay, sau gần 70 năm xây dựng và trưởng thành, Nhà hát đã trở thành trung tâm nghệ thuật múa rối lớn nhất của cả nước với chức năng bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu truyền thống. Nhà hát là nơi hội tụ của các nhà nghiên cứu, tác giả, đạo diễn, hoạ sỹ tạo hình, trang trí mỹ thuật và nghệ sỹ biểu diễn múa rối hàng đầu của Việt Nam.

Ngày này năm xưa 11 3
Ngày này năm xưa: 11/3

(ĐCSVN) - Ngày 11/3/1945, Ủy ban vận động cứu quốc Ba Tơ quyết định khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ đã thắng lợi rực rỡ và làm vẻ vang thêm lịch sử truyền thống anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ là một dẫn chứng hùng hồn của tinh thần chủ động, linh hoạt, sáng tạo của tổ chức cơ sở Đảng và tinh thần cách mạng triệt để của nhân dân ta.

Ngày này năm xưa 10 3
Ngày này năm xưa: 10/3

(ĐCSVN) - Giáo sư Hoàng Xuân Hãn mất ngày 10/3/1996. Những công trình nghiên cứu của ông như Danh từ khoa học, La Sơn phu tử, Chinh phụ ngâm bị khảo, Lý Thường Kiệt... đã để lại những dấu ấn lớn trong lĩnh vực văn hóa, lịch sử, giáo dục, khoa học. Ông đã được nhà nước trao tặng nhiều huân chương, danh hiệu cao quý.

Ngày này năm xưa 09 3
Ngày này năm xưa: 09/3

(ĐCSVN) - Yuri Gagarin, nhà du hành vũ trụ người Liên Xô, sinh ngày 9/3/1934. Ông là người đầu tiên trên thế giới bay vào vũ trụ. ​

Ngày này năm xưa 08 3
Ngày này năm xưa: 08/3

(ĐCSVN) - Nǎm 1910, Hội nghị Quốc tế phụ nữ lần thứ II họp tại Copenhaghen, Thủ đô Đan Mạch, đã quyết định hằng nǎm lấy ngày 8/3 làm ngày Quốc tế Phụ nữ.

Ngày này năm xưa 07 3
Ngày này năm xưa: 07/3

(ĐCSVN) - Chi bộ Cộng sản đầu tiên của Đông Dương được thành lập ngày 7/3/1929, gồm các đồng chí: Trần Văn Cung, Nguyễn Phong Sắc, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu, Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Tuân, Dương Hạc Đính. Đồng chí Trần Văn Cung (tức Nguyễn Quốc Anh) được cử làm Bí thư chi bộ.