Ngày này năm xưa 24 11

Ngày này năm xưa: 24/11

(ĐCSVN) - Ngày 24/11/1946: Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được khai mạc trọng thể tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội. Hơn 200 nhà hoạt động văn hóa đại diện cho phong trào Văn hóa toàn quốc và đại diện Chính phủ, Ủy ban Thường trực Quốc hội đã đến dự hội nghị.
Khởi nghĩa Nam Kỳ Biểu tượng tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc
Khởi nghĩa Nam Kỳ: Biểu tượng tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc
(ĐCSVN) - Khởi nghĩa Nam Kỳ (23/11/1940) dù diễn ra trong tình thế chưa chín muồi và thất bại nhưng đã ghi đậm dấu ấn một giai đoạn lịch sử sục sôi...
Ngày này năm xưa 23 11
Ngày này năm xưa: 23/11
(ĐCSVN) - Ngày 23/11/1940, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ đồng loạt ở nhiều địa phương, làm rung chuyển chính quyền thống trị của thực dân Pháp và tay...
Ngày này năm xưa 22 11
Ngày này năm xưa: 22/11
(ĐCSVN) - Ngày 22/11/1952: Chiến dịch Tây Bắc kết thúc thắng lợi, tỉnh Sơn La được giải phóng. Vùng giải phóng Tây Bắc nối liền với Việt Bắc và thượng...
Ngày này năm xưa 09 8
Ngày này năm xưa: 09/8

(ĐCSVN) - Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa mất ngày 9/8/1997. Với hơn 50 năm hoạt động cách mạng, cuộc đời của ông gắn liền với những trang sử vẻ vang, hào hùng của Đảng và dân tộc.

Ngày này năm xưa 08 8
Ngày này năm xưa: 08/8

(ĐCSVN) - Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập ngày 8/8/1967, tại Bǎng Cốc (Thái Lan) với 5 thành viên ban đầu là Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Singapore. Đến nǎm 1984, có thêm Brunei; ngày 28/7/1995 chính thức kết nạp Việt Nam; tháng 7/1997 Lào và Myanmar gia nhập ASEAN; Vương quốc Campuchia gia nhập ASEAN ngày 30/4/1999. Timor Leste đang trong tiến trình gia nhập ASEAN và vào tháng 11/2022 đã được chấp thuận về nguyên tắc sẽ trở thành thành viên thứ 11 của Hiệp hội.

Ngày này năm xưa 07 8
Ngày này năm xưa: 07/8

(ĐCSVN) - Nhà thơ, nhà vǎn hoá lỗi lạc của Ấn Độ Rabindranath Tagore mất ngày 7/8/1941. Ông là người đầu tiên ở châu Á được tặng giải thưởng Nobel về vǎn chương nǎm 1913 với tập "Thơ dâng". Ông để lại 52 tập thơ, 42 vở kịch, gần 100 truyện ngắn, hàng trǎm ca khúc, hàng nghìn bức họa đang được giữ gìn trong các bảo tàng mỹ thuật.

Ngày này năm xưa 06 8
Ngày này năm xưa: 06/8

(ĐCSVN) - Ngày 06/8/1945, quả bom nguyên tử có tên “Little Boy” do một máy bay ném bom của Mỹ thả xuống đã phát nổ trên bầu trời thành phố Hiroshima (Nhật Bản), cướp đi sinh mạng của khoảng 140.000 người tính đến cuối năm đó. Nhằm hạn chế và tiến tới cấm sản xuất, thử nghiệm và sử dụng vũ khí hạt nhân, thế giới đã chọn ngày 06/8 hằng năm là Ngày Chống vũ khí hạt nhân.

Ngày này năm xưa 05 8
Ngày này năm xưa: 05/8

(ĐCSVN) - Ngày 05/8/1964, Bộ đội Phòng không hiệp đồng với Bộ đội Hải quân và lực lượng vũ trang các tỉnh Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Ninh giành chiến thắng trận đầu trong chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ.

Ngày này năm xưa 04 8
Ngày này năm xưa: 04/8

(ĐCSVN) - Ngày 04/8/1965, Trung đoàn Không quân 923 (Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân) được thành lập theo Quyết định số 137/QP-QĐ do Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký. Đây là một mốc son lịch sử đánh dấu sự ra đời trong quá trình hình thành và phát triển của Trung đoàn.

Ngày này năm xưa 03 8
Ngày này năm xưa: 03/8

(ĐCSVN) - Ngày 03/8/1954, quân đội viễn chinh Pháp buộc phải rút khỏi Sơn Tây, chấm dứt 71 năm kể từ khi thực dân Pháp đặt chân xâm lược đất Sơn Tây (1883 - 1954). Ngày 03/8/1954 trở thành ngày truyền thống vẻ vang của Đảng bộ và quân dân Sơn Tây.

Ngày này năm xưa 02 8
Ngày này năm xưa: 02/8

(ĐCSVN) - Ngày 02/8/1955, Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký ban hành Nghị định số 566-TTg thành lập Ban Tôn giáo, là đơn vị trong Ban Nội chính Chính phủ và trực thuộc Thủ tướng Phủ, tiền thân của Ban Tôn giáo Chính phủ ngày nay; đồng thời thiết lập hệ thống Ban Tôn giáo trực thuộc Ủy ban Hành chính khu, Ủy ban Hành chính tỉnh.

Ngày này năm xưa 01 8
Ngày này năm xưa: 01/8

(ĐCSVN) - Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo (01/8) mang ý nghĩa chính trị, tư tưởng, văn hóa sâu sắc. Đó là một mốc son lịch sử đánh dấu sự ra đời, trưởng thành ngày càng vững mạnh của lĩnh vực công tác Tuyên giáo của Đảng, khẳng định tầm quan trọng hàng đầu của công tác tư tưởng trong các hoạt động thành lập Đảng Cộng sản cũng như trong công tác lãnh đạo của Đảng.

Ngày này năm xưa 31 7
Ngày này năm xưa: 31/7

(ĐCSVN) - Ngày 31/7/1965, tại cuộc họp của Bộ Chính trị bàn về kế hoạch đấu tranh với Mỹ, Bác đề nghị nên tuyên bố để giới cầm quyền Mỹ và thế giới rõ về quyết tâm của ta là: Mỹ đưa 5 vạn quân chứ 50 vạn, ta cũng quyết tâm đánh.

Ngày này năm xưa 30 7
Ngày này năm xưa: 30/7

(ĐCSVN) - Từ năm 2016, Việt Nam đã lấy ngày 30/7 hằng năm là Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người, theo Quyết định số 793/QĐ-TTg, ngày 10/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng ngừa, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn quốc.

Ngày này năm xưa 29 7
Ngày này năm xưa: 29/7

(ĐCSVN) - Ngày 29/7/1936, trên tờ "Đấu tranh" số 93 - Nguyễn An Ninh, một trí thức yêu nước có uy tín và có ít nhiều khuynh hướng xã hội chủ nghĩa đã viết bài báo "Tiến tới một cuộc Đông Dương Đại hội". Bài báo kêu gọi: "Hơn bao giờ hết bây giờ là lúc thích hợp để triệu tập một cuộc Đông Dương Đại hội! Ở đó các giai cấp đều có đại diện để thảo ra một bản dân nguyện bao gồm những yêu sách của các dân tộc Đông Dương".

Ngày này năm xưa 28 7
Ngày này năm xưa: 28/7

(ĐCSVN) - Ngày 28/7/1929, tại số nhà 15 Hàng Nón - Hà Nội, Hội nghị đại biểu Công hội đỏ Bắc Kỳ lần thứ nhất đã họp. Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, thay mặt ban trị sự lâm thời Bắc Kỳ lao động liên hiệp Tổng Công hội báo cáo về tình hình phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam.

Thấm nhuần đạo lý uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam
Thấm nhuần đạo lý "uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam

(ĐCSVN) - Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7) có ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội sâu sắc, đó là thể hiện sự tiếp nối truyền thống "uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta; thể hiện sự biết ơn, trân trọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đối với những người đã hy sinh, cống hiến vì độc lập, tự do và thống nhất của Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân.

Ngày này năm xưa 27 7
Ngày này năm xưa: 27/7

(ĐCSVN) - Ngày 27/7/1947, tại xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra cuộc họp để bàn về công tác thương binh, liệt sĩ và thực hiện chỉ thị của Hồ Chủ tịch chọn một ngày trong năm làm ngày "Thương binh”. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, theo Chỉ thị số 223/CT-TW ngày 8/7/1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ năm 1975, ngày 27/7 hằng năm chính thức trở thành Ngày Thương binh - Liệt sĩ của cả nước.

Ngày này năm xưa 26 7
Ngày này năm xưa: 26/7

(ĐCSVN) - Ngày 26/7/1962, trong lần về thăm và làm việc với cán bộ, nhân dân tỉnh Hải Dương, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: Dưới chế độ mới - chế độ Dân chủ nhân dân, mọi công dân phải có tinh thần làm chủ đất nước, phải khắc phục tư tưởng làm thuê, làm mướn dưới chế độ thuộc địa, nửa phong kiến và phải chống chủ nghĩa cá nhân.

Ngày này năm xưa 25 7
Ngày này năm xưa: 25/7

(ĐCSVN) - Ngày 25/7/1948: Hội nghị văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất họp tại làng Dộc Phát, Yên Kỳ, Hạ Hòa, Phú Thọ đã tuyên bố thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam. Đây là tổ chức tiền thân của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam hiện nay.

Ngày này năm xưa 24 7
Ngày này năm xưa: 24/7

(ĐCSVN) - Ngày 24/7/1968, 10 nữ thanh niên xung phong hy sinh ở Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh). Các chị đã ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ để bảo vệ huyết mạch giao thông nối liền hậu phương - tiền tuyến, dệt nên những kỳ tích, những huyền thoại về Ngã ba Đồng Lộc còn vang vọng mãi đến mai sau.

Giáo sư Tạ Quang Bửu – Nhà khoa học tài năng, uyên bác
Giáo sư Tạ Quang Bửu – Nhà khoa học tài năng, uyên bác

(ĐCSVN) - Giáo sư Tạ Quang Bửu (1910 -1986) là nhà khoa học lỗi lạc của Việt Nam, đã có nhiều cống hiến ở các lĩnh vực: ngoại giao, giáo dục, quân sự - quốc phòng, khoa học công nghệ của đất nước. Với kiến thức uyên thâm, ông là nhà quản lý giáo dục có tầm nhìn chiến lược và là “cây cầu nối khoa học thế giới với Việt Nam".

Ngày này năm xưa 23 7
Ngày này năm xưa: 23/7

(ĐCSVN) - Ngày 23/7/1980, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Trung tướng, phi công Phạm Tuân cùng với nhà du hành vũ trụ Liên Xô Viktor Vassilyevich Gorbatko thực hiện chuyến bay vào vũ trụ trên tàu Liên hợp 37. Ông trở thành người Việt Nam, người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ.

Ngày này năm xưa 22 7
Ngày này năm xưa: 22/7

(ĐCSVN) - Ngày 22/7/1954, từ chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết "Lời kêu gọi sau khi Hội nghị Giơnevơ thành công", kêu gọi đồng bào, cán bộ, chiến sỹ ra sức củng cố nền hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong toàn quốc.

Ngày này năm xưa 21 7
Ngày này năm xưa: 21/7

(ĐCSVN) - Ngày 21/7/1969: Bác Hồ đã viết thư gửi cho Ban Chấp hành Đảng bộ Nghệ An. Đây là những lời căn dặn cuối cùng của Bác đối với quê hương trước lúc đi xa.

Ngày này năm xưa 20 7
Ngày này năm xưa: 20/7

(ĐCSVN) - Ngày 20/7/1954: Trải qua 75 ngày đàm phán với 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp rất căng thẳng, Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến tranh ở Đông Dương được ký kết đánh dấu mốc lịch sử quan trọng của cách mạng Việt Nam.

Ngày này năm xưa 19 7
Ngày này năm xưa: 19/7

(ĐCSVN) - Ngày 19/7/1946, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã ban hành Sắc lệnh số 130/SL, một văn bản riêng quy định về thể thức thi hành mệnh lệnh hoặc bản án của Tòa án. Sự kiện này đã đánh dấu sự ra đời của Ngành Thi hành án dân sự.

Ngày này năm xưa 18 7
Ngày này năm xưa: 18/7

(ĐCSVN) - Ngay sau khi Việt Nam và Lào được giải phóng hoàn toàn vào năm 1975, để đưa quan hệ hai nước phát triển toàn diện và ngày càng đi vào chiều sâu, Việt Nam và Lào đã tiến hành ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác vào ngày 18/7/1977.

Ngày này năm xưa 17 7
Ngày này năm xưa: 17/7

(ĐCSVN) - Ngày 17/7/1966, Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam truyền đi “Lời kêu gọi” của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào cả nước nêu rõ quyết tâm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn bất chấp mọi thủ đoạn leo thang chiến tranh và chiêu bài thương lượng hòa bình của Mỹ.

Ngày này năm xưa 16 7
Ngày này năm xưa: 16/7

(ĐCSVN) - Ngày 16/7/1999, người dân cả nước nói chung, người dân Thủ đô nói riêng tự hào khi Hà Nội được UNESCO vinh danh Thành phố vì hòa bình tại Thủ đô La Paz, Bolivia.

Ngày này năm xưa 15 7
Ngày này năm xưa: 15/7

(ĐCSVN) - Ngày 15/7/1950, đơn vị đầu tiên của Tổng đội Thanh niên xung phong Trung ương được thành lập. Đây cũng là ngày phát minh tàu thủy đầu tiên chạy bằng động cơ hơi nước…

Ngày này năm xưa 14 7
Ngày này năm xưa: 14/7

(ĐCSVN) - Ngày 14/7/1986, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp phiên đặc biệt. Trong phiên họp, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu đồng chí Trường Chinh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, làm Tổng Bí thư, thay đồng chí Lê Duẩn từ trần.

Ngày này năm xưa 13 7
Ngày này năm xưa: 13/7

(ĐCSVN) - Ngày 13/7/1885, vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương, kêu gọi sỹ phu và dân chúng toàn quốc nổi dậy chống lại sự đô hộ của người Pháp.