Rực rỡ văn hóa Cơ Tu giữa lòng Thủ đô
21/11/2024 09:09
(ĐCSVN) – Không gian văn hóa Tây Nguyên tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam là nơi hội tụ và tái hiện những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của cộng đồng các dân tộc miền núi. Với tinh thần giữ gìn bản sắc và phát triển kinh tế - du lịch bền vững, nơi đây đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước.
Mái tóc Mông Hoa: Dấu ấn văn hóa và tình mẫu tử
21/11/2024 09:09
(ĐCSVN) – Mái tóc của người phụ nữ Mông Hoa không chỉ đơn thuần là một nét đẹp hình thể mà còn ẩn chứa trong đó ý thức tộc người, sự gắn kết mẫu tử và những giá trị giáo dục truyền thống. Nó là biểu tượng văn hóa độc đáo, thể hiện chiều sâu tâm hồn và phong tục tập quán của người Mông Hoa, một phần không thể thiếu trong bức tranh văn hóa dân tộc Việt Nam.
Cao Thôn - Hương xạ ngan ngát một miền ký ức
21/11/2024 08:58
(ĐCSVN) - Giữa mảnh đất Hưng Yên trù phú, làng nghề hương xạ Cao Thôn như một ngọn lửa văn hóa âm thầm cháy sáng suốt gần 300 năm, lan tỏa mùi thơm dịu ngọt của đất trời và lòng người. Không chỉ là sản phẩm phục vụ tín ngưỡng, những nén hương nơi đây còn là sợi dây vô hình kết nối tâm linh, như một lời nguyện cầu bình yên và hiếu nghĩa của con cháu gửi đến tổ tiên.
Biểu tượng văn hóa Chăm giữa “Ngôi nhà chung” của 54 dân tộc Việt Nam
21/11/2024 08:45
(ĐCSVN) - Tháp Chăm – công trình kiến trúc độc đáo, tinh tế và đầy ý nghĩa – nổi bật trong không gian văn hóa Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Biểu tượng này không chỉ phản ánh sự hài hòa giữa văn hóa vật chất và tinh thần của người Chăm mà còn là cầu nối gắn kết nền văn hóa Chăm với bức tranh văn hóa đa sắc màu của 54 dân tộc Việt Nam.
Nét độc đáo trong văn hóa dân tộc Tà Ôi
20/11/2024 18:26
(ĐCSVN) - Sinh sống trên dải Trường Sơn hùng vĩ, dân tộc Tà Ôi không chỉ bảo tồn một nền văn hóa đặc sắc mà còn góp phần làm giàu bản sắc văn hóa Việt Nam. Những giá trị ấy được phản ánh qua tín ngưỡng, phong tục, và nếp sống lâu đời của cộng đồng.
Gìn giữ, phát huy bản sắc nghề sơn mài Tương Bình Hiệp
20/11/2024 15:53
(ĐCSVN) - Là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp ở Bình Dương hình thành và nức tiếng hàng trăm năm qua, tạo ra sản phẩm độc đáo gắn liền với nghệ nhân hoặc tên làng.
Trình diễn nhạc Ngũ âm dân tộc Khmer có quy mô lớn nhất Việt Nam
11/11/2024 22:15
(ĐCSVN) – Tổ chức kỷ lục Việt Nam VietKings xác lập Kỷ lục Việt Nam về “Chương trình trình diễn Nhạc Ngũ âm của người Khmer có quy mô lớn nhất Việt Nam".
Tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh Kon Tum
31/10/2024 19:37
(ĐCSVN) - Tuần Văn hóa - Du lịch và Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum được tổ chức nhằm góp phần giữ gìn, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Màn đồng diễn cồng chiêng Tây Nguyên ở Gia Lai xác lập kỷ lục Việt Nam
17/10/2024 08:59
(ĐCSVN) - Chương trình đồng diễn cồng chiêng Tây Nguyên “Âm vang đại ngàn” được xác lập kỷ lục có số lượng nghệ nhân, diễn viên và học sinh tham gia đông nhất Việt Nam.
Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra vào tháng 11
17/10/2024 08:59
(ĐCSVN) - Ngày 16/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình có văn bản thông báo mới về điều chỉnh thời gian tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024.
Đậm đà bản sắc văn hóa người Cơ Tu ở hai nước Việt - Lào
26/09/2024 11:36
(ĐCSVN) - Người Cơ Tu tại Việt Nam sinh sống tập trung ở các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế; còn ở nước bạn Lào, họ cư trú chủ yếu tại vùng biên giới giáp với Việt Nam. Hai cộng đồng người Cơ Tu từ lâu đã có mối quan hệ gắn bó với nhiều nét tương đồng, tạo nên bức tranh văn hóa sống động, cùng tô thắm tình hữu nghị hai dân tộc Việt - Lào.
Tưng bừng Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn
26/09/2024 08:36
(ĐCSVN) - Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là một tập tục cổ, có từ xa xưa của người dân vạn chài tại vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng diễn ra vào ngày 9 tháng 8 âm lịch hàng năm. Năm 2012, Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi vào vào danh mục “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chúc mừng Tết Katê đồng bào Chăm
24/09/2024 16:15
(ĐCSVN) - Nhân dịp Tết Katê 2024, ngày 24/9, Đoàn công tác Ủy ban Dân tộc do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà cho đồng bào Chăm tại huyện Bắc Bình (tỉnh Bình Thuận).
Lễ hội Lam Kinh: Di sản văn hóa phi vật thể vô giá
24/09/2024 12:23
(ĐCSVN) - Trong kho tàng di sản văn hóa xứ Thanh, Lễ hội Lam Kinh được ví như một viên ngọc quý với nhiều giá trị vô giá, đặc trưng.
Hỗ trợ quảng bá giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc
17/09/2024 14:40
(ĐCSVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá rộng rãi giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bình Thuận: Tạo điều kiện cho đồng bào Chăm Bàlamôn đón Tết Katê
12/09/2024 09:32
(ĐCSVN) - UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành công văn yêu cầu các địa phương và đơn vị liên quan tạo điều kiện thuận lợi để người Chăm vui tết trong không khí đoàn viên, an toàn, tiết kiệm.
Một thoáng Cát Cát
01/09/2024 09:55
(ĐCSVN) - Bản Cát Cát nằm ẩn mình dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn, thuộc xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa (Lào Cai). Với vẻ đẹp truyền thống đơn sơ, mộc mạc giữa núi rừng vùng cao hùng vĩ, từ lâu bản Cát Cát được xem điểm đến hấp dẫn của du khách khi đến vùng Tây Bắc.
Lễ hội Chá Mùn của người Thái ở Thanh Hóa là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
27/08/2024 11:58
(ĐCSVN) - Lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng lễ hội Chá Mùn của người Thái xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa vừa được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở loại hình lễ hội truyền thống.
Lễ cúng trăng - nét đẹp tín ngưỡng độc đáo của người Khmer
21/08/2024 21:33
(ĐCSVN) - Lễ cúng trăng mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer Sóc Trăng nói riêng và đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung, thể hiện khát vọng và tình cảm của con người đối với con người và con người đối với thiên nhiên.
Bảo tồn văn hóa, văn nghệ dân gian các dân tộc miền núi trong tình hình mới
16/08/2024 15:15
(ĐCSVN) - Trong quá trình hội nhập và phát triển, bên cạnh những thành tựu, còn nhiều thách thức trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, văn nghệ truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số.
Giữ nét văn hóa đặc sắc "Tết Xíp xí" của người Thái trắng
13/08/2024 15:01
(ĐCSVN) - Tết "Xíp xí” ở huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La diễn ra hàng năm vào ngày 14/7 âm lịch, là ngày quan trọng để con cháu người Thái trắng thể hiện lòng biết ơn và tưởng nhớ tổ tiên, là dịp để người lớn dành sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt đến thế hệ trẻ.
Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam
07/08/2024 14:37
(ĐCSVN) - Triển lãm "Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam" dự kiến sẽ diễn ra trong thời gian từ 22 - 26/11 tại thành phố Nghệ An, tỉnh Nghệ An.
Hội thi Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc toàn quốc năm 2024
02/08/2024 14:18
(ĐCSVN) - Hội thi Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc toàn quốc năm 2024 nhằm giới thiệu, quảng bá giá trị di sản văn hóa phi vật thể, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, dân ca, dân vũ, trang phục, ẩm thực của các dân tộc trên toàn quốc.
Nét đẹp tín ngưỡng qua Lễ cầu mùa của người Nùng
24/07/2024 12:06
(ĐCSVN) - Lễ cầu mùa của người Nùng, tỉnh Lạng Sơn là một nghi lễ dân gian lâu đời, bày tỏ ước nguyện về một mùa màng bội thu, thời tiết thuận lợi và cuộc sống ấm no.
Nét đẹp văn hóa của chợ tình Sa Pa
14/06/2024 07:56
(ĐCSVN) - Không chỉ có tiềm năng từ thiên nhiên ban tặng, Sa Pa còn giàu về văn hóa, lối sống, phong tục và con người. Điển hình trong đó không thể không nhắc đến chợ tình Sa Pa.
Nét đẹp trang phục dân tộc Thái ở Quan Sơn
12/06/2024 16:10
(ĐCSVN) - Chiếm trên 80% dân số huyện Quan Sơn (Thanh Hóa), đồng bào dân tộc Thái nơi đây có nhiều nét văn hóa độc đáo. Ngoài tiếng nói, chữ viết đặc trưng thì trang phục truyền thống của đồng bào cũng có những nét tiêu biểu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Vùng sáng của văn hóa Hà Nội
12/06/2024 08:35
(ĐCSVN) - Trong mảng mầu văn hóa vật thể, phi vật thể của Hà Nội, nghệ thuật trình diễn dân gian đầy màu sắc với những phong tục thiêng liêng, luôn là một nhịp cầu văn hóa kết nối cộng đồng và lan tỏa bản sắc Hà Nội.
Nhịp cầu kết nối các nền văn hóa trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam
12/06/2024 08:28
(ĐCSVN) – Trong suốt chiều dài lịch sử, các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam luôn có sự giao lưu văn hóa, tôn vinh vẻ đẹp văn hóa. Các nét đẹp văn hóa được lưu giữ đậm nét trong những điệu múa dân gian truyền thống.
Thịt nướng lá bưởi của người Mường ở Tây Bắc
11/06/2024 16:33
(ĐCSVN) - Ẩm thực người Mường vốn rất phong phú, đa dạng với những món ăn gắn với thiên nhiên, như câu nói “cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới”. Khi đến với người Mường ở Tây Bắc, thực khách không thể nào quên được mùi vị thơm ngon ấm nồng của rượu cần, hay những miếng thịt luộc được thui trên bếp lửa. Trong đó, có món ăn rất đặc sắc, đó là thịt nướng lá bưởi – một điểm nhấn độc đáo trên những mâm cơm người Mường.
Tục lệ trao kiếm trong đám cưới của người Bru – Vân Kiều
11/06/2024 16:33
(ĐCSVN) - Người Bru – Vân Kiều là một trong 54 dân tộc sinh sống tại Việt Nam, họ thuộc hệ ngữ tộc Môn – Khmer. Người Bru – Vân Kiều sinh sống tại 39 trên 63 tỉnh, thành ở Việt Nam. Tuy nhiên, họ tập trung sống chủ yếu tại tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị. Người Bru – Vân Kiều hiện nay, vẫn giữ nhiều phong tục truyền thống độc đáo. Điều này thể hiện rất rõ thông qua đám cưới của họ, với nhiều nghi lễ, tục lệ thú vị, độc đáo.