Ngày này năm xưa 24 11

Ngày này năm xưa: 24/11

(ĐCSVN) - Ngày 24/11/1946: Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được khai mạc trọng thể tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội. Hơn 200 nhà hoạt động văn hóa đại diện cho phong trào Văn hóa toàn quốc và đại diện Chính phủ, Ủy ban Thường trực Quốc hội đã đến dự hội nghị.
Khởi nghĩa Nam Kỳ Biểu tượng tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc
Khởi nghĩa Nam Kỳ: Biểu tượng tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc
(ĐCSVN) - Khởi nghĩa Nam Kỳ (23/11/1940) dù diễn ra trong tình thế chưa chín muồi và thất bại nhưng đã ghi đậm dấu ấn một giai đoạn lịch sử sục sôi...
Ngày này năm xưa 23 11
Ngày này năm xưa: 23/11
(ĐCSVN) - Ngày 23/11/1940, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ đồng loạt ở nhiều địa phương, làm rung chuyển chính quyền thống trị của thực dân Pháp và tay...
Ngày này năm xưa 22 11
Ngày này năm xưa: 22/11
(ĐCSVN) - Ngày 22/11/1952: Chiến dịch Tây Bắc kết thúc thắng lợi, tỉnh Sơn La được giải phóng. Vùng giải phóng Tây Bắc nối liền với Việt Bắc và thượng...
Ngày này năm xưa 15 6
Ngày này năm xưa: 15/6

(ĐCSVN) - Ngày 15/6/1896 là ngày sinh nhà yêu nước, nhà hoạt động cách mạng Hồ Tùng Mậu. 15/6 cũng là ngày ra đời của quốc kỳ Đan Mạch, quốc kỳ lâu đời nhất trên thế giới.

Ngày này năm xưa 14 6
Ngày này năm xưa: 14/6

(ĐCSVN) - Ngày 14/6/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh tham gia Đoàn Chủ tịch cuộc mít tinh chào mừng sự ra đời của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. 14/6 cũng là Ngày quốc tế Người hiến máu.

Ngày này năm xưa 13 6
Ngày này năm xưa: 13/6

(ĐCSVN) - Ngày 13/6/1927 là ngày mất của Lương Vǎn Can - nhà giáo mẫu mực, một trí thức lớn, một người yêu nước thiết tha, một nhân sĩ nổi tiếng... Đây cũng là ngày diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, như: Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệnh nghĩa vụ lao động trong thời chiến, Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều lần thứ nhất…

Ngày này năm xưa 12 6
Ngày này năm xưa: 12/6

(ĐCSVN) - Ngày 12/6/1945, Khâm sai Bắc Bộ Phan Kế Toại ra quyết định đổi tên Trường Trung học Bảo hộ thành Trường Quốc lập Trung học hiệu Chu Văn An - lấy theo tên nhà giáo Chu Văn An dưới thời nhà Trần và cử Giáo sư Nguyễn Gia Tường làm hiệu trưởng. Đây là hiệu trưởng người Việt đầu tiên của trường Chu Văn An. Tên trường Chu Văn An được giữ từ ngày đó cho đến nay.

Ngày này năm xưa 11 6
Ngày này năm xưa: 11/6

(ĐCSVN) - Ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc để động viên đồng bào, chiến sĩ phát huy truyền thống thi đua yêu nước, giải quyết những nhiệm vụ cấp bách của dân tộc nhằm chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Lời kêu gọi được truyền đi như lời hiệu triệu, thôi thúc đồng bào và chiến sĩ cả nước ra sức thi đua, đóng góp sức người, sức của vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc.

Ngày này năm xưa 10 6
Ngày này năm xưa: 10/6

(ĐCSVN) - Từ ngày 10 đến 12/6/1976, Hội nghị thống nhất Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) toàn quốc họp tại Hà Nội. Hội nghị đã nhất trí quyết nghị: Thống nhất sự chỉ đạo hoạt động của Hội LHPN trong cả nước trong một tổ chức là Hội LHPN Việt Nam. Hội nghị cũng quyết định lấy ngày 20/10/1930 là ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam.

Ngày này năm xưa 09 6
Ngày này năm xưa: 09/6

(ĐCSVN) - Ngày 9/6/1965, quân giải phóng miền Nam tiến công Đồng Xoài, một chi khu quân sự, mắt xích trong hệ thống phòng tuyến Sông Bé của địch. Chiến thắng Đồng Xoài đánh dấu bước phát triển mới về phương pháp tác chiến “đánh điểm, diệt viện”, làm thay đổi cục diện chiến trường, góp phần làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

Ngày này năm xưa 08 6
Ngày này năm xưa: 08/6

(ĐCSVN) - Ngày 8/6/1945, nhân dân Đông Bắc nổi dậy đánh chiếm các đồn Đông Triều, Chí Linh, Mạo Khê, Tràng Bạch của binh lính Nhật, lập ra “Đệ tứ chiến khu”, tức Chiến khu Trần Hưng Đạo - Chiến khu Đông Triều.

Ngày này năm xưa 07 6
Ngày này năm xưa: 07/6

(ĐCSVN) - Lữ đoàn tên lửa bờ 679, Vùng 1 Hải quân thành lập ngày 7/6/1979. Đây là đơn vị tên lửa đất đối hải, Vùng 1 Hải quân - là một trong 5 lực lượng nòng cốt của Hải quân nhân dân Việt Nam. Mệnh danh là “quả đấm thép”, lữ đoàn có nhiệm vụ quan trọng trong bảo vệ chủ quyền biển đảo Đông Bắc của Tổ quốc.

Ngày này năm xưa 06 6
Ngày này năm xưa: 06/6

(ĐCSVN) - Ngày 06/6/1969, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời do Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch là Bác sĩ Phùng Văn Cung (kiêm Bộ trưởng Bộ Nội Vụ), Giáo sư Nguyễn Văn Kiết (kiêm Bộ trưởng Giáo dục và Thanh niên), cụ Nguyễn Đóa cùng 7 Bộ trưởng.

Ngày này năm xưa 05 6
Ngày này năm xưa: 05/6

(ĐCSVN) - Ngày 05/6/1911, tại Bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn - Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh), người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, khi đó mới vừa tròn 21 tuổi, đã lên chiếc tàu mang tên Amiral Latouche Tréville bắt đầu cuộc hành trình đi ra thế giới tìm con đường mới để cứu nước, cứu dân.

Ngày này năm xưa 04 6
Ngày này năm xưa: 04/6

(ĐCSVN) – Ngày 04/6/1962, Chính phủ ra Quyết định thành lập thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ, mở ra một chặng đường lịch sử mới rất quan trọng trong quá trình phát triển của thành phố Việt Trì.

Ngày này năm xưa 03 6
Ngày này năm xưa: 03/6

(ĐCSVN) - Ngày 03 - 06/6/1975: Quốc hội khóa V nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa họp kỳ họp thứ nhất, thông qua bản Tuyên bố nhân giải phóng hoàn toàn miền Nam, biểu dương thành tích vĩ đại của quân và dân cả nước, kêu gọi đồng bào ta nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, vươn lên mạnh mẽ, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

Ngày này năm xưa 02 6
Ngày này năm xưa: 02/6

(ĐCSVN) - Ngày 02/6/1875, Alexander Graham Bell và Thomas Watson bất ngờ phát hiện ra phương thức truyền tín hiệu âm thanh. Phát hiện này cuối cùng đã dẫn đến việc Bell và Watson phát triển chiếc điện thoại đầu tiên trên thế giới vài tháng sau đó.

Ngày này năm xưa 01 6
Ngày này năm xưa: 01/6

(ĐCSVN) - Ngày 01/6/1949, Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày 01/6 hàng năm làm ngày quốc tế bảo vệ thiếu nhi, nhằm đòi chính phủ các nước phải nhận trách nhiệm về đời sống thiếu nhi, đòi giảm ngân sách quân sự để tăng ngân sách giáo dục, bảo vệ và chăm sóc thiếu niên, nhi đồng.

Ngày này năm xưa 31 5
Ngày này năm xưa: 31/5

(ĐCSVN) - Ngày 31/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường thăm Pháp, chia tay với đông đảo thành viên Chính phủ và đại diện các tầng lớp nhân dân ra tiễn tại sân bay Gia Lâm. Người cũng chân thành nói với quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng: “Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ cậy ở Cụ cùng anh em giải quyết cho. Mong Cụ “Dĩ bất biến ứng vạn biến”

Ngày này năm xưa 30 5
Ngày này năm xưa: 30/5

(ĐCSVN) - Ngày 30/5/1946, nhân dân thủ đô Hà Nội thay mặt cho cả nước mít tinh tiễn Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thǎm Pháp với tư cách là thượng khách của Chính phủ Pháp.

Ngày này năm xưa 29 5
Ngày này năm xưa: 29/5

(ĐCSVN) - Ngày 29/5/1955, chính quyền và đồng bào Phật tử Thủ đô đã hoàn thành khôi phục chùa Một Cột, di tích lịch sử vǎn hóa đã bị địch dùng mìn phá hủy trước khi rút khỏi Hà Nội.

Ngày này năm xưa 28 5
Ngày này năm xưa: 28/5

(ĐCSVN) - Ngày 28/5/1948, Bác Hồ chủ trì phiên họp của Hội đồng Chính phủ và lễ tấn phong quân hàm Đại tướng cho ông Võ Nguyên Giáp. Bác tuyên bố: “Nhân danh Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trao cho chú chức vụ Đại tướng để chú điều khiển binh sỹ làm tròn sứ mạng mà quốc dân phó thác cho”.

Ngày này năm xưa 27 5
Ngày này năm xưa: 27/5

(ĐCSVN) - Ngày 27/5/1994, ngành điện lực Việt Nam bắt đầu vận hành đường dây tải điện 500 kV Bắc Nam. Được thi công trong bối cảnh đất nước ta còn muôn vàn khó khăn nhưng bằng sự quyết tâm cao nhất, toàn bộ hệ thống chính trị và toàn dân ta đã vượt lên trên những gian nan, vất vả để làm nên một Đường dây 500 kV Bắc - Nam mạch 1 rất đáng tự hào. Qua đó, chứng minh tầm nhìn chiến lược, quyết định đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta

Ngày này năm xưa 26 5
Ngày này năm xưa: 26/5

(ĐCSVN) - Từ ngày 26 - 31/5/1956, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ II (nhiệm kỳ 1956 - 1961) tại Nhà hát lớn, Thủ đô Hà Nội. Tham dự Đại hội có 425 đại biểu thuộc mọi tầng lớp tôn giáo, dân tộc, xu hướng chính trị. Đại hội vui mừng đón tiếp các đoàn đại biểu của Liên đoàn Phụ nữ dân chủ quốc tế và đoàn đại biểu phụ nữ một số nước xã hội chủ nghĩa.

Ngày này năm xưa 25 5
Ngày này năm xưa: 25/5

(ĐCSVN) – Ngày 25/5/1938, Hội truyền bá Quốc ngữ chính thức ra mắt tại trụ sở Hội thể dục thể thao Hà Nội. Hội bầu ông Nguyễn Văn Tố, một trí thức tiến bộ và có uy tín làm Hội trưởng.

Ngày này năm xưa 24 5
Ngày này năm xưa: 24/5

(ĐCSVN) - Ngày 24/5/1944: Ngày mất của đồng chí Hoàng Văn Thụ - người chiến sĩ Cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con ưu tú của nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn.

Ngày này năm xưa 23 5
Ngày này năm xưa: 23/5

(ĐCSVN) - Ngày 23/5/1950: Hội hữu nghị Việt - Xô (nay là Hội Hữu nghị Việt - Nga) được thành lập, là sự kiện quan trọng đánh dấu mốc son lịch sử trong quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Liên Xô.

Ngày này năm xưa 22 5
Ngày này năm xưa: 22/5

(ĐCSVN) - Ngày 22/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 70 thành lập Ủy ban Trung ương hộ đê - tiền thân của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai ngày nay. Với ý nghĩa lịch sử đó, ngày 22/5 hằng năm được chọn là “Ngày truyền thống phòng, chống thiên tai của Việt Nam”.

Ngày này năm xưa 21 5
Ngày này năm xưa: 21/5

(ĐCSVN) - Ngày 21/5/1973, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/CP quy định về hệ thống tổ chức và nhiệm vụ quyền hạn của lực lượng Kiểm lâm nhân dân. Kể từ đó, ngày 21/5 hằng năm được lấy làm Ngày thành lập lực lượng Kiểm lâm Việt Nam.

Ngày này năm xưa 20 5
Ngày này năm xưa: 20/5

(ĐCSVN) - Ngày 20/5/1947, Bác Hồ về ATK Định Hóa - Thái Nguyên lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chính từ đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký nhiều sắc lệnh quan trọng để chỉ đạo cuộc kháng chiến kiến quốc, trong đó có Chiến dịch Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Ngày này năm xưa 19 5
Ngày này năm xưa: 19/5

(ĐCSVN) - Ngày 19/5 là ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân Việt Nam, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất.

Ngày này năm xưa 18 5
Ngày này năm xưa: 18/5

(ĐCSVN) - Nhạc sĩ Đỗ Nhuận là một trong những nhạc sĩ tiên phong của âm nhạc cách mạng. Ông cũng là nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên viết opera với vở Cô Sao, và là tác giả của bản "Du kích sông Thao" nổi tiếng. Nhạc sĩ Đỗ Nhuận qua đời ngày 18/5/1991.

Ngày này năm xưa 17 5
Ngày này năm xưa: 17/5

(ĐCSVN) - Từ ngày 17/5/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới ở và làm việc tại ngôi nhà sàn trong Phủ Chủ tịch cho đến khi qua đời.